Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ – KÊNH GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ HIỆU QUẢ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ – KÊNH GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ HIỆU QUẢ

MINH HOÀNG




 

Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT – TT), sự ra đời và phát triển của siêu xa lộ thông tin toàn cầu Internet, nhân loại được bổ sung thêm một nguồn tài nguyên mới – Tài nguyên thông tin. Và đã làm thay đổi mọi hoạt động của nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời, với sự phát triển ngoạn mục xét cả về nội dung cũng như phạm vi, đối tượng và tính hiệu quả của nó, đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh những lợi ích tiềm tàng, TMĐT đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là các nước đang phát triển về vốn, về hạ tầng cơ sở, về pháp lý và … cả thói quen của thị trường, xã hội.

Ngày nay cuộc cách mạng CNTT và viễn thông (ICT) diễn ra một cách sôi động đang tác động trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Càng về những năm gần đây, tại các nước công nghiệp phát triển cũng như ở các nước NICs, xuất hiện ngày càng nhiều loại hình kinh doanh mới hoạt động trên các mạng truyền thông số và đặc biệt là trên mạng Internet, đó là các doanh nghiệp TMĐT. Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh này không chỉ làm đa dạng hoá hoạt động doanh nghiệp của con người mà còn thực sự trở thành một cuộc cách mạng kinh tế – xã hội có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước đột phá mới về kinh tế của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba.

TMĐT sử dụng hệ thống mạng truyền thông số toàn cầu để tạo ra một thị trường điện tử cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng hoá; bao hàm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ, trong đó có đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin từ các dịch vụ trợ giúp (thuế, bảo hiểm, vận tải…) và ngân hàng, tất cả được thực hiện trong các điều kiện an toàn và bảo mật. Trong TMĐT, người ta sử dụng các phương tiện chủ yếu như máy điện thoại, fax, hệ thống thiết bị thanh toán điện tử, mạng nội bộ (Inttranet), mạng ngoại bộ (Extranet) và mạng toàn cầu (Internet).

 

Đặc trưng nổi bật nhất của TMĐT là các hoạt động kinh doanh như mua, bán, đầu tư và vay mượn được thực hiện và chuyển giao giá trị qua các mạng thông tin điện tử. Bởi vậy, TMĐT còn được gọi với những tên khác nhau như: "nền kinh tế số hoá", "nền kinh tế mạng" v.v…

Theo số liệu của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) thì tổng doanh số TMĐT trên thế giới năm 2000 là 180 tỷ, năm 2002 là 1000 tỷ USD; năm 2006 là 6000 tỷ USD ; đến đầu năm 2008 con số này đã vượt ngưỡng 10,000 tỷ USD.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, sự gia tăng doanh số của các hoạt động kinh doanh trên mạng đã dẫn tới sự ra đời của một thị trường chứng khoán mang tên Nasdaq dành cho những công ty có tên gọi tận cùng bằng tiếp vị ngữ ".com". Những diễn biến trong vận hành của thị trường chứng khoán này luôn kéo theo những tác động trực tiếp và nhạy cảm đến chỉ số Dow Jones tại New York cùng các chỉ số chứng khoán khác tại hầu như tất cả các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.

Nhìn tổng quát, việc sử dụng các phương tiện điện tử và các dịch vụ mạng trong hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện cập nhật được thông tin nhanh chóng, đa dạng, giảm được các chi phí giao dịch, tiếp thị… do vậy hạ được giá thành sản xuất, dịch vụ và điều quan trọng hơn cả là tiết kiệm được thời gian, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, tăng tính hiệu quả kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp, hoạt động TMĐT, ngoài việc giảm chi phí còn đưa lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, họ có thể hợp lý hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành; tự động hoá quá trình hợp tác kinh doanh; cải thiện quan hệ trong công ty – xí nghiệp và với bạn hàng – đối tác, tăng năng lực phục vụ khách hàng. Từ đây, tăng được sức cạnh tranh của doanh nghiêp, mở rộng phạm vi cũng như dung lượng kinh doanh.

Từ góc độ của người tiêu dùng, TMĐT tạo sự thuận tiện hơn, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ. Còn đối với chính phủ, mô hình kinh doanh này đưa lại khả năng cải tiến quản lý kinh tế và kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, nhất là nghĩa vụ thuế, phân phối thu nhập, ..Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kể trên, TMĐT cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc và những thách thức đối với doanh nghiệp của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để phát triển TMĐT đòi hỏi phải tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở CNTT hiện đại, hạ tầng về tiền tệ với hệ thống thanh toán tự động; nguồn nhân lực trình độ cao; các định chế về an toàn bảo mật, sở hữu trí tuệ, môi trường kinh tế, pháp lý… Đây là một bài toán khó và đặc biệt phức tạp đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam./.

SOURCE: TẠP CHÍ TIN HỌC NGÂN HÀNG SỐ 2 NĂM 2008

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ – KÊNH GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ HIỆU QUẢ

Tác giả MINH HOÀNG
Tạp chí TẠP CHÍ TIN HỌC NGÂN HÀNG SỐ 2 NĂM 2008
Năm xuất bản 2008
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ